2 cách bảo mật dữ liệu trong môi trường hội nghị truyền hình
Sau thời gian đại dịch diễn ra căng thẳng và phức tạp, các doanh nghiệp và công ty đang dần quay trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một số thói quen và công nghệ được sử dụng trong thời gian giãn cách xã hội vẫn giữ lại vì tính hiệu quả và thực dụng của chúng. Chính vì vậy, vấn đề bảo mật dữ liệu trong môi trường hội nghị truyền hình đang ngày càng được quan tâm hơn. Trong bài viết này, Hoàng Minh sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề bảo mật dữ liệu và một vài phương pháp cơ bản để bảo vệ thông tin của bạn trong hệ thống hội nghị truyền hình.
Bảo mật dữ liệu là gì?
Bảo mật dữ liệu có nghĩa là bảo vệ dữ liệu kỹ thuật số, chẳng hạn như dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, khỏi các lực lượng phá hoại và khỏi các hành động không mong muốn của người dùng trái phép, chẳng hạn như tấn công mạng hoặc vi phạm dữ liệu.
Vì sao chúng ta cần đầu tư và bảo mật dữ liệu hệ thống hội nghị truyền hình?
Sự ra đời của hội nghị truyền hình là bước tiến quan trọng. Đã làm thay đổi diện mạo phương thức trao đổi thông tin, giao tiếp từ trong nhiều lĩnh vực:
- Kinh doanh, y tế, giáo dục, cơ quan Nhà nước…
Giúp mọi người có thể giao tiếp, đào tạo từ xa nhanh chóng kịp thời. Tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, những rủi ro đi lại. Với lợi ích to lớn của các cuộc họp hội nghị trực tuyến. Dễ hiểu vì sao hiện nay có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã trang bị các thiết bị hội nghị truyền hình.
Nhưng cái gì cũng có 2 mặt, việc trao đổi trực tuyến luôn tồn tại những rủi ro. Nếu bảo mật dữ liệu hội nghị truyền hình không tốt có thể khiến những thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài. Thật tồi tệ nếu những cuộc họp của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn doanh nghiệp lớn bị nghe trộm.
Mức độ quan trọng của thông tin đã thu hút các đối tượng hacker luôn lăm le chực chờ đánh cắp. Do đó, bảo mật dữ liệu trong hệ thống hội nghị truyền hình là việc hết sức quan trọng!
Bảo mật dữ liệu hệ thống hội nghị truyền hình
Hiện nay, hầu hết hệ thống hội nghị truyền hình dùng trong các cơ quan đều sử dụng mạng truyền dẫn dựa trên nền IP. Hạ tầng truyền thông mạng là thành phần giúp trao đổi đa phương tiện thời gian thực. Nên chất lượng đường truyền phải cực cao mới có thể đảm bảo hiệu quả của hệ thống được, cụ thể như sau:
– Băng thông lớn: Với hệ thống HNTH với độ phân giải Full HD. Thì băng thông phải từ 2Mbps đến 8Mbps.
– Độ trễ đường truyền phải dưới 150 ms. Độ Jitter phải dưới 30 ms (độ Jitter chỉ sự ảnh hưởng qua lại các luồng dữ liệu).
– Tỷ lệ mất gói tin: dưới 1%.
Để có thể bảo mật dữ liệu tốt cho hệ thống hội nghị truyền hình. Cần áp dụng đồng bộ giữa các quy định, quy trình và các phương án kỹ thuật:
– Xây dựng hệ thống quy định, quy trình bảo mật dữ liệu chặt chẽ và có cơ chế quản lý, giám sát liên tục.
– Áp dụng phương án kỹ thuật đảm bảo an toàn. Bảo mật dữ liệu bằng việc sử dụng tổng hợp các giải pháp bảo mật như chống các tấn công mạng, đảm bảo an toàn truy cập vào hệ thống.
Cách thức để bảo mật dữ liệu trong hệ thống hội nghị truyền hình
Bảo mật dữ liệu trên đường truyền hội nghị truyền hình
Sử dụng các mạng dùng riêng: Nên dùng mạng chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (IP/MPLS). Dùng riêng cho cơ quan sử dụng hội nghị truyền hình. Mạng này thường do một đơn vị lớn, có uy tín trong nước cung cấp. Các hệ thống mạng này sử dụng đường truyền riêng. Không kết nối vào mạng Internet (hoặc kết nối có kiểm soát). Nên giảm thiểu được các nguy cơ mất an toàn.
Sử dụng mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network): Đây là một trong những giải pháp bảo mật dữ liệu đường truyền dữ liệu được triển khai hiệu quả nhất
Sử dụng cơ chế mã hóa giữa các điểm cầu trong hệ thống: Ngoài việc sử dụng các thiết bị bảo mật đường truyền. Có thể áp dụng cơ chế mã hóa giữa các thiết bị đầu/cuối trong hệ thống thiết bị truyền hình hội nghị.
Chống các tấn công mạng
Sử dụng đường truyền dễ bị tấn công mạng nên có thể sử dụng các thiết bị tường lửa (Firewall) để:
- Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy cập ra ngoài hoặc vào trong;
- Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet;
- Kiểm soát địa chỉ truy nhập, kiểm soát người sử dụng và việc truy cập của người sử dụng;
- Kiểm soát nội dung được truyền tải có an toàn không.
Áp dụng các quy định về an toàn bảo mật dữ liêuh bằng cách xây dựng các quy định quản lý riêng để đảm bảo mọi việc luôn trong tầm kiểm soát. Có nhiều vấn đề đáng quan tâm về việc kiểm soát truy cập. Sau đây là một số điểm cần lưu ý:
– Thay đổi mật khẩu mặc định khi truy cập giao diện quản lý MCU và VCS để tránh trường hợp bị rò rỉ thông tin; Định kỳ thay đổi các mật khẩu truy cập vào giao diện quản lý.
– Áp dụng các giao thức truy cập điều khiển an toàn
– Loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các tính năng, chức năng có thể ảnh hưởng đến bảo mật. Chẳng hạn, trên VCS cần vô hiệu hóa các tính năng Điều khiển Camera từ xa (Far End Camera Control), chế độ Streaming, Tự động trả lời (Auto Answer),…. Trên MCU, cần phân quyền cụ thể, đặt mã PIN cho các phiên truy cập trong hệ thống.
– Đối với một hệ thống HNTH đã vận hành ổn định cần xây dựng bảng tham số mẫu để áp dụng chung cho cả hệ thống.
Bạn có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm của chúng tôi tại đây
DANH MỤC SẢN PHẨM
- Hệ thống đặt lịch phòng họp
- Hệ thống hiển thị tấm lớn, màn hình quảng cáo
- Hệ thống văn phòng thông minh
- Hệ thống KVM
- Hệ thống tích hợp điều khiển AV
- Hệ thống trình chiếu không dây
- Hệ thống chuyển mạch hình ảnh
- Hệ thống hội nghị truyền hình
- Hệ thống âm thanh hội thảo
- Hệ thống âm thanh biểu diễn
- Hệ thống ánh sáng biểu diễn
- Hệ thống khác